Hiện trạng cầu ở Nhật Bản

knowledge

Giới thiệu ví dụ về quản lý bảo trì của chính quyền địa phương

Thành phố Toyama phân loại cầu

 

(Trích dẫn : “Hướng tới thực hiện quản lý cầu một cách phù hợp, lâu dài” Kế hoạch sửa chữa quản lý cầu thành phố Toyama : tháng 8 năm 2020)

Thành phố Toyama quản lý gần 2.200 cầu lớn nhỏ. Trong đó, nhiều cầu được xây dựng từ những năm đầu của giai đoạn phát triển kinh tế cao độ (khoảng giữa những năm 1950), tính đến nay đã hơn 50 năm. Sự xuống cấp của cầu tiến triển hàng ngày và tình hình hiện tại là rất nghiêm trọng.

Ngân sách (chi phí) có thể chi trả cho quản lý bảo trì cầu giảm tỷ lệ thuận với quá trình giảm dân số, già hóa dân số nhưng cầu tiến triển xuống cấp và cần tăng chi phí thực hiện các giải pháp cần thiết (sửa chữa, làm mới). Ngân sách giảm, thiếu nhân lực thực hiện quản lý bảo trì là những quan ngại không thể thực hiện được các giải pháp đầy đủ.

 

 

 

Định hướng cơ bản của Thành phố Toyama là “Đánh giá mức độ cần thiết từ địa điểm, tác dụng của đường, cầu, tình trạng hiện tại để tiến tới sửa chữa, làm mới mang tính ưu tiên cho cầu có vị trí quan trọng. Mặt khác, các cầu còn lại sẽ đảm bảo an toàn bằng cách giới hạn tải trọng, dừng lưu thông. Ngoài ra, cầu có mức độ cần thiết giảm xuống sẽ tích hợp, xóa bỏ”. Bằng cách thực hiện quản lý cầu có sự lựa chọn, trọng tâm, những cầu có mức độ cần thiết cao sẽ tiếp tục duy trì trong lâu dài ở trạng thái phù hợp nhất và để làm được điều đó, thành phố đã đưa vào áp dụng chủ trương “phân loại cầu”.

 

Định hướng cơ bản

◆Đạt được quản lý cầu “hiệu” quả dù nguồn lực hạn hẹp

◆Thúc đẩy nghiệp vụ hiệu quả, hiệu suất nhờ đưa vào áp dụng cơ chế mới

◆Thực hiện quản lý cầu có sự lựa chọn, trọng tâm

 

 

 

Thành phố Chiba / Kế hoạch sửa chữa tăng tuổi thọ cầu

(Trích dẫn : “Kế hoạch sửa chữa tăng tuổi thọ cầu thành phố Chiba” tháng 11 năm 2016

 

Ở thành phố Chiba, bằng cách thay đổi quản lý bảo trì mô hình dự phòng để gia tăng tuổi thọ cầu, tiến hành tiêu chuẩn hóa ngân sách, giảm chi phí bảo trì và giảm gánh nặng cho thế hệ kế tục nhằm đảm bảo sự tin cậy, an toàn của đường giao thông trong tương lai, tháng 5 năm 2010, “Kế hoạch sữa chữa gia tăng tuổi thọ cầu thành phố Chiba” đã được xây dựng. Từ năm tài khóa 2011, các giải pháp để giảm sự xuống cấp đã được thực hiện.

Định hương cơ bản khi hoạch định Kế hoạch sửa chữa gia tăng tuổi thọ cầu thành phố Chiba

(1) Hoạch định kế hoạch áp dụng cho tất cả các cầu thuộc thành phố quản lý
Tất cả các cầu do cơ quan quản lý đường phụ trách đều thuộc đối tượng hoạch định kế hoạch sửa chữa gia tăng tuổi thọ cầu.

(2) Đảm bảo tính an toàn, tin cậy trong giao thông đường bộ trong tương lai
Kiểm tra định kỳ thông thường bởi tuần tra hàng ngày,

(3) Giảm chi phí quản lý bảo trì và bố trí ngân sách phù hợp
Tiếp tục thực hiện quản lý bảo trì theo mô hình dự phòng, bảo tồn theo kế hoạch để vừa giảm chi phí quản lý bảo trì vừa bố trí ngân sách phù hợp, tránh tập trung sử dụng ngân sách trong giai đoạn ngắn.

(4) Xây dựng phương pháp quản lý bảo trì liên tục
Để có thể thực hiện liên tục và bền vững quản lý bảo trì theo chu kỳ khép kín là “Kiểm tra định kỳ”→ “Phân tích hiện trạng”→ “Giải quyết” → “Lưu sổ” sẽ không chỉ cần tiến hành quản lý một cách nhất quán mà cần phân loại theo từng loại cầu, dựa trên định hướng quản lý đồng đều, bố trí phương pháp kiểm tra định kỳ, tần suất kiểm tra. Hiệu suất hóa công tác quản lý bảo trì chính là xây dựng phương pháp quản lý bảo trì bền vững.

(5) Giảm chi phí bằng cách nhân viên thực hiện kiểm tra định kỳ
Nhân viên thực hiện kiểm tra định kỳ cầu sẽ giảm được chi phí kiểm tra. Đồng thời cũng hình thành được hệ thống nâng cao năng lực kỹ thuật mang tính liên tục của nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.

 

 

 

Thông tin liên hệ, tư vấn,

Liên hệ qua thư điện tử e-mail
Mẫu thư hỏi đáp